Thiếu chiều cao đồng nghĩa với việc các con sẽ đánh mất nhiều cơ hội nghề nghiệp, hạn chế con đường thăng tiến và cơ hội lựa chọn bạn đời.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trẻ em Việt Nam khi chào đời có chiều cao tương đương với các trẻ em ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tức là khoảng 50cm. Nhưng từ 3 tuổi trở đi, khoảng cách chiều cao của trẻ em Việt Nam cách biệt dần, và dần bị bỏ xa.
Mặc dù đúng là chiều cao của một đứa trẻ được xác định bởi gen di truyền. Tuy nhiên, yếu tố nảy chỉ quyết định 23%, còn lại sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố khác bao gồm: chế độ dinh dưỡng (32%), vận động (20%), lối sống và thái độ (25%).
Bằng chứng cụ thể nhất chính là người Nhật Bản đã thoát khỏi biệt danh “Nhật lùn”, phá bỏ kết luận gen di truyền quyết định 80% chiều cao của các nước phương Tây đã chứng minh. Từ đó, các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore đã áp dụng theo và thay đổi toàn bộ cục diện chiều cao của thế hệ sau này.
Vậy bí quyết tăng chiều cao của người Nhật là gì?
Để đạt được chiều cao tối ưu, hãy làm theo 5 bước sau:
- Xác định chiều cao của trẻ trên biểu đồ chiều cao.
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng tăng trưởng
- Bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng bổ dưỡng.
- Thực hiện quy tắc “nhai kĩ no lâu”
- Di chuyển nhiều hơn, ngồi ít hơn.
I) Xác định chiều cao của trẻ trên biểu đồ chiều cao.
Việc theo dõi bảng chiều cao chuẩn giúp Ba mẹ nắm được quá trình phát triển của con theo từng giai đoạn.
Dưới đây là bảng chiều cao theo tuổi của bé trai và bé gái dựa trên chuẩn WHO từ lúc sơ sinh 1 tháng tuổi cho đến 12 tuổi. Ba mẹ theo dõi bảng này để đánh giá mức độ tăng trưởng và kịp thời bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển chiều cao hoàn thiện nhất.

II) Cung Cấp Chế Độ Dinh Dưỡng Tăng Trưởng Cho Trẻ
Chế độ dinh dưỡng tăng trưởng sẽ quyết định tới 32% chiều cao của trẻ. Vậy một chế độ ăn thế nào sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất?
Một chế độ dinh dưỡng tăng trưởng cho trẻ phải đáp ứng đủ 5 yếu tố sau:
- Yếu tố 1: Thực phẩm hàm lượng dinh dưỡng cao: là những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm protein, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Yếu tố 2: Thực phẩm giàu protein: là thành phần quan trọng giúp các mô cơ thể phát triển, giống như kết cấu thép của các tòa nhà. Có nhiều loại thực phẩm giàu protein, bao gồm: Thịt nạc, cá, trứng, đậu và hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa. Sau khi ăn, nếu muốn trẻ cảm thấy không quá nó hoặc uể oải thì thực phẩm giàu protein có xu hướng khiến trẻ no lâu hơn thực phẩm giàu carb.
- Yếu tố 3: Thực phẩm cân bằng lượng đường trong máu. “Tránh tăng đột biến lượng đường” là câu thần chú mà các Mẹ cần ghi nhớ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại II đã tăng gấp ba lần ở trẻ em dưới 14 tuổi. Lý do là vì các bé ngồi quá nhiều, di chuyển quá ít và ăn quá nhiều đồ ăn vặt khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
- Yếu tố 4: Thực phẩm mang lại cảm giác tốt cho đường ruột. Nếu ruột của trẻ có cảm giác “tôi cảm thấy ngon miệng” sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó, trẻ sẽ có khả năng thèm ăn món đó hơn.
Lời khuyên hay: Mẹ nên bổ sung cho con chất 𝑶𝒍𝒊𝒈𝒐𝒔𝒂𝒄𝒄𝒉𝒂𝒓𝒊𝒅𝒆. Đây là một loại chất xơ hòa tan, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua,… giúp bé hấp thụ canxi, vitamin và khoáng chất tốt hơn để tăng chiều cao vượt trội, ăn ngon miệng hơn và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
GrowPlus+ đã được Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y Tế cấp giấy công bố lưu hành toàn quốc, số: 5690/2023/ĐKSP
Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 3 đến 12 tuổi thấp còi, chậm lớn muốn phát triển chiều cao.
Sản xuất bởi: Makishoukushin co., Ltd., Factory
Phân phối bởi: Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Du lịch Phúc Khang
Địa chỉ: Số 55 ngõ 144 An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline tư vấn: 1800.0027 – 079 488 1670
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
III) Bắt đầu ngày mới bằng bữa sáng bổ dưỡng.
Nếu gia đình bạn đang trong cảnh mỗi bữa sáng thức dậy với những đứa trẻ buồn ngủ và những bậc cha mẹ vội vã hiếm khi có thời gian ngồi ăn sáng lâu thì đó chính là vấn đề!
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, cung cấp năng lượng cho hoạt động trong suốt buổi sáng. Bữa sáng nên bao gồm đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, bao gồm:
- Carbohydrate: Cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nguồn carbohydrate lành mạnh bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ.
- Protein: Giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể. Nguồn protein lành mạnh bao gồm thịt nạc, cá, trứng, đậu và hạt.
- Chất béo lành mạnh: Giúp hấp thụ các vitamin và khoáng chất, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nguồn chất béo lành mạnh bao gồm dầu ô liu, quả bơ, hạt chia và hạt lanh.
- Chất xơ: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nguồn chất xơ lành mạnh bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
IV) Thực hiện quy tắc “nhai kĩ no lâu”
Ăn nhanh và ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề lớn về hệ tiêu hóa. Vì vậy, Ba Mẹ cần hướng dẫn con quy tắc “nhai kĩ no lâu”. Hãy hướng dẫn con “nhai-nhai lần hai”, điều này cho phép thức ăn ở trong miệng lâu hơn và có thời gian để các enzyme tiêu hóa trong miệng hoạt động và chuẩn bị cho phần còn lại của đường ruột để tiêu hóa thoải mái hơn.
Hãy dành gấp đôi thời gian để dùng bữa.
V) Di chuyển nhiều hơn, ngồi ít hơn
Bước cuối cùng trong kế hoạch hành động giúp trẻ cao hơn là cho trẻ vận động nhiều hơn và ngồi ít hơn.
Không phải nhiều trẻ em không tăng trưởng chiều cao tối ưu là vì rối loạn thiếu hụt dinh dưỡng mà là do rối loạn thiếu hụt vận động.
Vận động giúp trẻ tăng chiều cao theo một số cách:
- Giúp kích thích sản xuất hormone tăng trưởng: Hormone tăng trưởng là một loại hormone quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng chiều cao. Vận động giúp kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, đặc biệt là trong thời gian dậy thì, khi trẻ đang phát triển nhanh chóng.
- Giúp tăng cường mật độ xương: Mật độ xương là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Vận động giúp tăng cường mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt hơn.
- Giúp giảm nguy cơ béo phì: Béo phì có thể làm chậm quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vận động giúp giảm nguy cơ béo phì, giúp trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu.