Trẻ ho có đờm thì phải xử lý như thế nào?

Khi trẻ ho có đờm lưu ý là không nên tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Điều này có thể khiến cho tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn

Dấu hiệu ho có đờm, khò khè ở trẻ sơ sinh

Khò khè có âm sắc cao như tiếng ngáy, thường được nghe khi trẻ thở ra. Những trường hợp nặng có thể nghe được cả khi hít vào. Tại sao trẻ lại thở ra tiếng khò khè? Âm thanh này được tạo ra là do đường hô hấp bị hẹp bẩm sinh hoặc bệnh lý: Từ các quá trình viêm nhiễm và ứ động đàm nhớt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý phân biệt tiếng thở khò khè bất thường. Tình trạng nặng với tiếng thở do tắc nghẹt mũi thông thường.

trẻ ho có đờm

Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè là biểu hiện của bệnh gì?

Tất cả các nguyên nhân gây hẹp đường hô hấp sẽ tạo ra tiếng khò khè. Ở trẻ sơ sinh đa số khò khè là do đường hô hấp nhỏ , một thời gian sau sẽ tự hết. Trẻ ở những trường hợp này thường chỉ bị khò khè, không ho, không khó thở, bú ngủ bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có kèm các triệu chứng khác: Ho, khó thở, quấy khóc, bỏ bú. Thì phải lưu ý đến các nguyên nhân nguy hiểm hơn như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,… Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển rất nhanh, tác động xấu đến hệ hô hấp của trẻ, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Nếu trẻ bị ho khò khè kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần thì cũng nên lưu ý đến nguyên nhân hiếm gặp hơn như: Dị vật ở đường thở hay mắc một số dị tật bẩm sinh ở phế quản,…

trẻ ho có đờm

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè?

Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là viêm phổi. Vì thế, khi thấy tiếng thở của trẻ có điều bất thường. Cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám để xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Nếu thấy trẻ ho khò khè kèm theo khó thở, người tím tái, ngủ li bì, vật vã, bỏ bú.  Thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu trẻ ho khò khè kéo dài trên 4 tuần, cần đến khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân. Thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu nếu cần như: Chụp X – quang, siêu âm, chụp CT lồng ngực, nội soi hô hấp,…

trẻ ho có đờm

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ

Hạ sốt cho trẻ
Trẻ bị ho khò khè do viêm phổi thường đi kèm với sốt cao. Bạn cần liên tục kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Thì cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Vỗ lưng giúp trẻ long đờm
Khi trẻ sơ sinh ho có đờm, ho khò khè, cha mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng cho trẻ. Giúp long đờm trong phế quản.

Vệ sinh cho trẻ
Nếu trẻ có nước mũi, nước dãi thì dùng giấy mềm lau sạch rồi vứt bỏ, không tái sử dụng. Nếu dùng khăn lau thì phải chú ý vệ sinh khăn. Để tránh vi khuẩn bám trên khăn tấn công cơ thể trẻ.

Chế độ ăn của trẻ
Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt.
Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu.
Không cho trẻ ăn quá no, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Cho trẻ uống gừng hoặc quất hấp mật ong,… để giảm ho.

Xem thêm các sản phẩm Ho, Cảm, Sổ Mũi cho bé >>TẠI ĐÂY<<

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *